Khi nào cần đo khúc xạ mắt?
Hãy đến trung tâm chăm sóc mắt uy tín hoặc các bệnh viện nhãn khoa để được đo khúc xạ khi phát hiện mắt có những biểu hiện như sau hoặc bạn thuộc một trong những trường hợp sau:
- Nhìn mờ, tầm nhìn bị lóa hoặc khó nhìn rõ vào ban đêm. Đây là những dấu hiệu cho - thấy bạn có khả năng mắc tật khúc xạ nào đó về mắt. ...
- Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng. ...
- Thường xuyên bị mỏi mắt. ...
- Bệnh nhân đã từng phẫu thuật điều trị tật khúc xạ ...
- Người có tật khúc xạ, cần đo mắt định kỳ để kiểm tra tốc độ tăng cận và thay đổi kính phù hợp.
Quy trình đo khúc xạ đạt tiêu chuẩn tại Phòng Khám Mắt 177
- Bước 1: Chụp máy đo khúc xạ tự động
- Bước 2: Soi bóng đồng tử (ước lượng độ khúc xạ trong điều kiện mắt thả lỏng điều tiết)
- Bước 3: Đo khúc xạ chủ quan (thử kính)
- Bước 4: Bệnh nhân đi lại và cảm nhận kính thử
- Bước 5: Khúc xạ viên kê đơn kính
Sau đó bạn sẽ được hướng dẫn qua khu vực thăm khám cùng Bác sĩ.
Đo khúc xạ đúng quy trình giúp bạn biết độ độ khúc xạ chính xác của mắt, từ đó sử dụng kính phù hợp với mắt, tránh trường hợp đeo kính sai độ, dẫn đến nhược thị, mỏi mắt, đau đầu, thị lực giảm dần.
Cách đọc kết quả đo tật khúc xạ
Thông thường, bạn sẽ nhận được phiếu kết quả kiểm tra thị lực sau khi thực hiện đo khúc xạ mắt. Để có thể tự đọc hiểu được tình trạng thị lực của mình thì bạn chỉ cần hiểu được ý nghĩa của một số ký tự cơ bản và thông số trên phiếu như:
- R hoặc OD (Oculus Dexter): Ký hiệu cho mắt phải.
- L hoặc OS (Oculus Sinister): Ký hiệu cho mắt trái.
- SPH (độ cầu): Độ cầu mang dấu trừ (-) biểu hiện cho mắt bị cận thị, độ cầu mang dấu cộng (+) biểu hiện cho mắt bị viễn thị.
- CYL (độ trụ): mang dấu trừ (-) thể hiện cho độ loạn thị
- AX (Axis): Trục của độ loạn và chỉ số này chỉ xuất hiện trong trường hợp loạn thị.
- ADD: Độ tăng thêm giữa nhìn xa và nhìn gần, chỉ xuất hiện trong trường hợp lão thị.
- Diopters: Đơn vị đo lường được sử dụng để xác định công suất quang học của kính.
- PD: Khoảng cách đồng tử là khoảng cách giữa tâm đồng tử của hai mắt theo đơn vị mm.